CONTEST 65. MẢNG 1 CHIỀU LỚP 7,8
Tổng dãy
Nộp bàiPoint: 10
Nhập vào số nguyên dương ~N~(~1 \le N \le 10^5~) và dãy gồm ~N~ số nguyên ~A_1,A_2,A_3,...,A_N~ (~|A_i| \le 10^9~).
Yêu cầu: Tính tổng các phần tử của dãy vừa nhập
Dữ liệu vào:
- Dòng 1: Số nguyên dương ~N~.
- Dòng 2: ghi ~N~ số nguyên ~A_1,A_2,A_3,...,A_N~.
Dữ liệu ra:
- Tổng các phần tử trong dãy
Ví dụ
Input
5
1 3 2 9 -5
Output
10
Tổng chẵn
Nộp bàiPoint: 10
Nhập vào số nguyên dương ~N~(~1 \le N \le 10^5~) và dãy gồm ~N~ số nguyên ~A_1,A_2,A_3,...,A_N~ (~|A_i| \le 10^9~).
Yêu cầu: Tính tổng các phần tử chẵn trong dãy vừa nhập
Dữ liệu vào:
- Dòng 1: Số nguyên dương ~N~.
- Dòng 2: ghi ~N~ số nguyên ~A_1,A_2,A_3,...,A_N~.
Dữ liệu ra:
- Tổng các phần tử chẵn trong dãy
Ví dụ
Input
5
4 3 2 9 -5
Output
6
Tổng chẵn lẻ
Nộp bàiPoint: 10
Nhập vào số nguyên dương ~N~(~1 \le N \le 10^5~) và dãy gồm ~N~ số nguyên ~A_1,A_2,A_3,...,A_N~ (~|A_i| \le 10^9~).
Yêu cầu: Tính tổng các phần tử chẵn ở vị trí lẻ trong dãy vừa nhập
Dữ liệu vào:
- Dòng 1: Số nguyên dương ~N~.
- Dòng 2: ghi ~N~ số nguyên ~A_1,A_2,A_3,...,A_N~.
Dữ liệu ra:
- Tổng các phần tử chẵn ở vị trí lẻ trong dãy.
Ví dụ
Input
5
4 3 2 9 -5
Output
6
Số lớn nhất dãy
Nộp bàiPoint: 10
Cho số nguyên dương ~n~ và dãy gồm ~n~ số nguyên ~a_1,a_2,...,a_n~.
Yêu cầu: In ra số lớn nhất dãy
Dữ liệu vào:
- Dòng 1: Số nguyên dương n (~1 \le n \le 10^6~)
- Dòng 2. ~n~ số nguyên ~a_1,a_2,...,a_n~ (~|a_i| \le 10^9~).
Dữ liệu ra:
- Dòng 1: Số nguyên dương duy nhất là kết quả bài toán.
Ví dụ
Input
5
1 3 2 6 9
Output
9
Số bé nhất dãy
Nộp bàiPoint: 10
Cho số nguyên dương ~n~ và dãy gồm ~n~ số nguyên ~a_1,a_2,...,a_n~.
Yêu cầu: In ra số bé nhất dãy
Dữ liệu vào:
- Dòng 1: Số nguyên dương n (~1 \le n \le 10^6~)
- Dòng 2. ~n~ số nguyên ~a_1,a_2,...,a_n~ (~|a_i| \le 10^9~).
Dữ liệu ra:
- Dòng 1: Số nguyên dương duy nhất là kết quả bài toán.
Ví dụ
Input
5
1 3 2 6 9
Output
1
Số lớn thứ 2 dãy
Nộp bàiPoint: 10
Cho số nguyên dương ~n~ và dãy gồm ~n~ số nguyên ~a_1,a_2,...,a_n~.
Yêu cầu: In ra số lớn thứ 2 dãy, nếu dãy bao gồm cá phần tử bằng nhau thì ghi -1.
Dữ liệu vào:
- Dòng 1: Số nguyên dương n (~1 \le n \le 10^6~)
- Dòng 2. ~n~ số nguyên ~a_1,a_2,...,a_n~ (~|a_i| \le 10^9~).
Dữ liệu ra:
- Dòng 1: Số nguyên dương duy nhất là kết quả bài toán.
Ví dụ
Input
5
1 3 2 6 9
Output
6
Số bé thứ 2 dãy
Nộp bàiPoint: 10
Cho số nguyên dương ~n~ và dãy gồm ~n~ số nguyên ~a_1,a_2,...,a_n~.
Yêu cầu: In ra số bé thứ 2 dãy, nếu dãy bao gồm cá phần tử bằng nhau thì ghi -1.
Dữ liệu vào:
- Dòng 1: Số nguyên dương n (~1 \le n \le 10^6~)
- Dòng 2. ~n~ số nguyên ~a_1,a_2,...,a_n~ (~|a_i| \le 10^9~).
Dữ liệu ra:
- Dòng 1: Số nguyên dương duy nhất là kết quả bài toán.
Ví dụ
Input
5
1 3 2 6 9
Output
2
Số hạnh phúc
Nộp bàiPoint: 10
Một số nguyên dương ~N~ được gọi là số hạnh phúc khi nó có ~2k~ chữ số và tổng k chữ số đầu bằng k chữ số cuối(~0 < k < 9~). Ví dụ: ~N=1946~ là số hạnh phúc.
Yêu cầu: Viết chương trình nhập vào số nguyên dương ~N~ và dãy gồm ~N~ số nguyên(~0<N<1000; 0\le a_i<2.10^{18}~). Sau đó: In ra các số hạnh phúc có trong dãy vừa nhập, nếu trong dãy không có số hạnh phúc nào thì in ~-1~</p>
Dữ liệu vào:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương N (~10 \le N \le 1000~).
- Dòng 2: Ghi ~N~ số nguyên ~a_1, a_2,….a_N~ (~10 \le a_i \le 2*10^{18}~)
Dữ liệu ra:
- Dòng 1 ghi ra các số hạnh phúc có trong dãy. Mỗi số cách nhau bởi dấu cách.
Ví dụ:
Input
7
34 43 1234 1340 3223 1234554321 5678
Output
1340 3223 1234554321
Số bậc thang
Nộp bàiPoint: 10
Một số nguyên dương ~N~ được gọi là số bậc thang khi biểu diển thập phân của nó có từ 2 chữ số trở lên và chữ số đứng sau luôn lớn hơn chữ số đứng trước. Ví dụ: ~N=1346~ là số bậc thang.
Yêu cầu: Viết chương trình nhập vào số nguyên dương ~N~ và dãy gồm ~N~ số nguyên. Sau đó: In ra các số bậc thang có trong dãy vừa nhập, nếu trong dãy không có số bậc thang nào thì in -1.
Dữ liệu vào:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương ~N~ (~10 \le N \le 1000~).
- Dòng 2: Ghi ~N~ số nguyên ~a_1, a_2,….a_N~ (~10 \le a_i \le 32000~)
Dữ liệu ra:
- Dòng 1 ghi các số bậc thang có trong dãy.
Ví dụ:
Input
5
12 1232 12321 12357 123
Output
12 12357 123
Dãy đẹp
Nộp bàiPoint: 10
Hôm nay, các bạn nhỏ ABC Smart lại được Thầy giáo đố một bài toán sau: Cho một dãy số nguyên ~𝑎_1, 𝑎_2, . . . , 𝑎_𝑛~. Các phần tử trong dãy được sắp xếp theo trình tự tăng dần, tức là ~𝑎_𝑖 ≤𝑎_{𝑖+1}~ với mọi ~1 ≤ 𝑖 < 𝑛~. Ta định nghĩa độ đẹp của dãy ~~𝑎 là khoảng cách lớn nhất giữa hai phần tử liên tiếp bất kì trong dãy. Nói cách khác, độ đẹp của dãy 𝑎 là giá trị ~𝑎_𝑖 – 𝑎_{i-1}~ lớn nhất với mọi 2 ≤ 𝑖 ≤ 𝑛.
Yêu cầu: Hãy xoá một phần tử bất kì trong dãy ~𝑎~ sao cho độ đẹp của dãy nhận được là lớn nhất có thể.
Dữ liệu vào:
- Dòng đầu tiên là số nguyên dương ~𝑛~ (~3 ≤ 𝑛 ≤ 10^6~);
- Dòng thứ hai chứa 𝑛 số nguyên dương ~𝑎_1, 𝑎_2, . . . , 𝑎_𝑛~ (~𝑎_𝑖 ≤ 2 × 10^9~).
Kết quả:
- Ghi một số nguyên là độ đẹp của dãy sau khi đã xoá 1 phần tử.
Ví dụ
Input
4
2 4 5 6
Output
3
Giải thích:
- Ta xoá đi phần tử thứ 2 của dãy, thì được dãy là 2, 5, 6. Suy ra độ đẹp bằng 3.
Độ cao dãy số
Nộp bàiPoint: 10
Ta gọi độ cao của một số nguyên dương K là tổng giá trị các chữ số của K. Ví dụ: số 18725 có độ cao là 23.
Cho dãy gồm n số nguyên dương ~A_1~, ~A_2~,….. ~A_N~.
Yêu cầu: In ra độ cao lớn nhất của các phần tử trong dãy.
Input:
Dòng 1: Chứa số nguyên dương N.
Dòng 2: Chứa các phần tử của dãy A, các số cách nhau ít nhất một dấu cách.
Output:
- Dòng 1: In rao độ cao lớn nhất của các phần tử trong dãy.
Example:
Input:
5
16 5 49 30 25
Output:
13
constraint:
~2 \le N \le 10000~, ~1 \le i \le N ~, ~0 < A_i \le 2.10^9~
Sắp xếp dãy tăng dần 1
Nộp bàiPoint: 10
Cho số nguyên dương N và dãy gồm N số nguyên. Hãy sắp xếp dãy đã cho theo thứ tự không giảm.
Dữ liệu vào:
- Dòng 1. Số nguyên dương N (~1< N \le 10^7~).
- Dòng 2. N số nguyên (~|a_i| \le 10^9~)
Dữ liệu ra:
- Dãy số sau khi được sắp xếp theo thứ tự không giảm
Ví dụ:
Input
7
3 2 1 4 6 8 8
Output
1 2 3 4 6 8 8